TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐA KHOA ONLINE TÁI TẠO SỨC KHỎE
Đăng ký tư vấn bác sĩ

Tổng quan về tăng huyết áp

 
 

TỔNG QUAN VỀ TĂNG HUYẾT ÁP

Tăng huyết áp là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trên toàn cầu cũng như ở nước ta. Đó là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, não, thận... và có thể dẫn đến tử vong.

 

 

Tăng huyết áp là gì?

Huyết áp là lực tác động của máu lên thành động mạch của cơ thể. Tăng huyết áp là khi huyết áp tăng quá cao, vượt quá mức bình thường.

Có hai chỉ số huyết áp. Số đầu tiên là huyết áp tâm thu, là áp lực mạch máu khi tim co bóp. Số thứ hai là huyết áp tâm trương, là áp suất mạch máu khi cơ tim giãn ra giữa các nhịp đập.

 Tăng huyết áp được chẩn đoán khi đo vào hai ngày khác nhau, số đo huyết áp tâm thu ở cả hai ngày ≥ 140 mmHg và/hoặc số đo huyết áp tâm trương ở cả hai ngày ≥ 90 mmHg.

 Phân loại tăng huyết áp dành cho người trưởng thành:

Nguyên nhân gây tăng huyết áp

Có đến 90 – 95% tăng huyết áp là nguyên phát, có nghĩa là không có nguyên nhân rõ ràng. Còn lại là tăng huyết áp thứ phát, là có những nguyên nhân thực thể rõ ràng như thuốc, một số bệnh lý tim mạch, thận, nội tiết... Đa số bệnh nhân tăng huyết áp là nguyên phát, tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chủ quan mà nên có sự tham vấn của các bác sĩ vì nếu là tăng huyết áp thứ phát thì cần có hướng xử trí khác hẳn so với tăng huyết áp nguyên phát.

Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp

        Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp là:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh (tiêu thụ quá nhiều muối, chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, ăn ít trái cây và rau quả)
  • Lười vận động
  • Hút thuốc lá
  • Uống nhiều rượu
  • Thừa cân hoặc béo phì.

 

Triệu chứng của tăng huyết áp


       

Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Hầu hết những người bị tăng huyết áp không biết họ bị tăng huyết áp vì không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất mơ hồ.

Các triệu chứng thường xảy ra vào buổi sáng sớm như đau đầu, mệt mỏi, hồi hộp, nhịp tim không đều, thay đổi thị lực và ù tai...

Cách duy nhất để phát hiện bệnh tăng huyết áp là đo huyết áp. Đo huyết áp nhanh chóng và không gây đau đớn, người dân cũng có thể tự đo huyết áp bằng các máy đo huyết áp tự động. Tuy nhiên, việc đánh giá của chuyên gia y tế là rất quan trọng để đánh giá nguy cơ và các tình trạng liên quan.

Biến chứng của tăng huyết áp

     

Tăng huyết áp nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn tới những hậu quả nặng nề như:

-  Đau tim, nhồi máu cơ tim: do tăng áp lực lên thành động mạch sẽ gây xơ vữa, hẹp động mạch nuôi tim

-  Suy tim: do khi bơm máu, tim phải tăng hoạt động để chống lại áp lực cao của thành mạch

-  Tai biến mạch máu não: do mạch máu não bị xơ vữa, thu hẹp, dẫn đến nhồi máu não, hay huyết áp tăng cao thất thường gây xuất huyết não

-  Suy thận: do mạch máu thận bị xơ vữa, thu hẹp, khiến giảm máu nuôi ở thận.

-  Xuất huyết võng mạc, mù lòa

  1.  

    Điều trị tăng huyết áp

Mục tiêu điều trị hạ huyết áp tối ưu ở hầu hết các bệnh nhân là < 140/90 mmHg. Cố gắng hạ áp tích cực hơn không những không mang lại lợi ích rõ ràng mà còn làm tăng chi phí và các tác dụng phụ khác.

Điều trị tăng huyết áp gồm dùng thuốc và không dùng thuốc, và yếu tố then chốt là sự phối hợp lâu dài của bệnh nhân. Việc thay đổi lối sống là cực kì quan trọng và các khuyến cáo điều trị tăng huyết áp hiện nay đều nhấn mạnh vai trò của nó. Những bệnh nhân tiền tăng huyết áp (nằm giữa 120/80 và 140/90 mmHg) nên bắt đầu thay đổi lối sống để ngăn ngừa sự tiến triển thành tăng huyết áp thực sự.

       

Một số thói quen tốt để ngăn ngừa và điều trị tăng huyết áp

 

       

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: giảm muối và chất béo bão hòa, hạn chế ăn thịt đỏ, hạn chế đường và bánh kẹo, ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống đủ nước     
  • Tập thể dục đều đặn, thường xuyên
  • Thư giãn, tránh sự căng thẳng.
  • Không hút thuốc lá
  • Hạn chế uống rượu
  • Điều chỉnh cân nặng hợp lý
  • Kiểm soát các bệnh đồng mắc: đái tháo đường, rối loạn mỡ máu...

 

(Nguồn sưu tầm)

 

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
zalo