TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐA KHOA ONLINE TÁI TẠO SỨC KHỎE
Đăng ký tư vấn bác sĩ

Tầm quan trọng của dinh dưỡng

 

Dinh dưỡng là gì?

Chất dinh dưỡng  là những chất hay hợp chất được cơ thể người hấp thu từ nguồn thức ăn hằng ngày. Đó là những chất cần thiết cho sự duy trì và phát triển của cơ thể, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống hằng ngày của cơ thể. Các chất này cần nạp vào cơ thể một lượng hợp lý, thiếu chất hoặc thừa chất do chế độ dinh dưỡng không hợp lý đều có thể gây ra bệnh tật, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng hợp lý

 

 

Có rất nhiều bệnh tật, đặc biệt là bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống như: bệnh xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ, đái tháo đường type 2, thừa cân - béo phì, suy dinh dưỡng, thiếu máu thiếu sắt, ung thư, rối loạn mỡ máu, gout, loãng xương…

Hiện nay, bệnh không lây nhiễm đang trở thành nhóm bệnh có số lượng tử vong cao nhất trên thế giới với khoảng 40 triệu người tử vong hằng năm. Cứ 10 người tử vong thì có bảy người tử vong do bệnh không lây nhiễm. Ngoài ra, các căn bệnh không lây nhiễm, ví dụ như tiểu đường, thừa cân-béo phì, còn là nguyên nhân gây suy giảm sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể, gián tiếp gây ra các ca tử vong do truyền nhiễm, ví dụ tiêu biểu là bệnh nhân có bệnh lý nền tử vong do Covid 19. Trong đó, dinh dưỡng, chế độ ăn uống và lối sống đóng một vai trò lớn dẫn đến hiện trạng trên.

Vì vậy, khoa học dinh dưỡng ra đời với ba mục đích chính:

  • Nền tảng để cơ thể có sức khỏe tốt
  • Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến ăn uống
  • Khôi phục sức khỏe khi đang mắc bệnh, hoặc vừa mới hết bệnh.
  • Khôi phục sức khỏe của các cá nhân để khang kiện lại sức khỏe của cộng đồng.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

 

 

Bữa ăn hợp lý là bữa ăn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ về chất và lượng tùy theo nhu cầu của mỗi người. Sau đây là những tiêu chí để xây dựng chế độ dinh dưỡng:

  • Đủ năng lượng:

Nhu cầu năng lượng của mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào tuổi, giới tính, chuyển hóa cơ bản, mức độ lao động và môi trường lao động, kích thước cơ thể, tình trạng bệnh tật.

  • Cân đối:

Trong 5 nhóm thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày gồm Protein, Lipid, Glucid, vitamin và khoáng chất, chất xơ. Trong đó, protein, chất béo  và tinh bột có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời, tham gia vào cấu tạo tế bào, các phản ứng sinh hóa và hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Bữa ăn hợp lý phải đảm bảo tính cân đối giữa 3 chất sinh năng lượng là Protid (10-20%), Lipid (20-30%) và Glucid (60%). Ngoài ra, vitamin và khoáng chất, chất xơ cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, bữa ăn hằng ngày cần phải cung cấp đầy đủ các chất trên, nếu thiếu nhiều hay thừa nhiều đều gây ảnh hưởng không tốt cho cơ thể.

 

 

Đa dạng thực phẩm:

Mỗi ngày cơ thể mất đi khoảng 1,5 lít nước qua nước tiểu, phân, mồ hôi, hơi thở. Khi làm việc, vận động cơ thể sẽ mất nhiều nước hơn. Vì vậy, để đảm bảo lượng nước của cơ thể bình thường, cần phải uống nước để thay thế phần mất đi. Nhu cầu nước của mỗi người thay đổi tùy theo tuổi, nhiệt độ cơ thể, cân nặng, mức độ vận động, môi trường làm việc, thời tiết....

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chúng ta cần lựa chọn thực phẩm tươi, ngon và còn hạn sử dụng. Thực phẩm cần phải được sản xuất sạch, có nguồn gốc rõ ràng, chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách.

Nước:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cần đảm bảo tính đa dạng của thực phẩm hàng ngày. Mỗi ngày chúng ta cần ăn từ 15-20 loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Mỗi bữa ăn cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất: tinh bột (bột đường, Glucid), đạm (Protein, Protid), chất béo (Lipid), vitamin và khoáng chất.

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm:

 

 

Hạn chế các thức ăn không tốt:

  • Ăn nhiều đồ nướng có thể gây ung thư đại tràng.
  • Uống nhiều rượu có thể dẫn đến xơ gan
  • Ăn nhiều chất béo bão hòa, mỡ động vật là nguy cơ dẫn tới các bệnh lý tim mạch, thậm chí là đột quỵ.
  • Ăn nhiều đường, nhất là đường tinh luyện có thể dẫn đến tiểu đường, loãng xương, ung thư, tăng tốc độ lão hóa, nổi mụn, trầm cảm…
  • Chế độ ăn nhiều muối có liên quan đến bệnh tăng huyết áp
  • Hậu quả của việc ăn nhiều thức ăn giàu purin là bị hành hạ bởi những cơn đau do gout

Các ví dụ ở trên chỉ là những ví dụ điển hình nhất của việc tiêu thụ một lượng không hợp lý các thực phẩm không tốt cho cơ thể gây ra những căn bệnh mạn tính phổ biến trong cộng đồng. Các thực phẩm không tốt cho cơ thể chúng ta có thể tiêu thụ một lượng nhất định nhưng nên biết tiết chế, phải định ra cho bản thân một giới hạn, định mức phù hợp.

 

 

Tổng kết

Để có một lối sống cân bằng và tuân thủ chế độ dinh dưỡng đúng đắn không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, mỗi người hãy bắt đầu trân trọng sức khỏe và nghiêm túc trong mỗi bữa ăn. Có thể ban đầu bạn không thể tuân thủ một cách hoàn hảo chế độ ăn đúng đắn, hãy bắt đầu từ từ từng bước từ thấp đến cao, từ dễ đến khó một cách có kế hoạch. Ngoài ra, bạn cần có sự hướng dẫn, tư vấn và đồng hành của chuyên gia dinh dưỡng.

 

 

(Nguồn: sưu tầm)

 

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
zalo