TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐA KHOA ONLINE TÁI TẠO SỨC KHỎE
Đăng ký tư vấn bác sĩ

Tổng quan về bệnh Tiểu đường

 

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một căn bệnh xảy ra khi lượng glucose trong máu, hay còn gọi là đường huyết, tăng quá cao.

Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể và được cung cấp từ thực phẩm bạn ăn. Insulin là một loại hormone do tuyến tụy tạo ra, giúp glucose từ thức ăn đi vào tế bào của bạn để sử dụng làm năng lượng. Khi cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin kém hiệu quả thì glucose sẽ ở trong máu và không đến được các tế bào, từ đó dẫn đến đường huyết tăng cao.

Theo thời gian, đường huyết tăng cao có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng.

Phân loại tiểu đường

Phổ biến nhất là tiểu đường loại 1, loại 2 và tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường loại 1

  • Nếu bạn bị tiểu đường loại 1, cơ thể bạn không tạo ra insulin. Hệ thống miễn dịch của bạn tấn công và phá hủy các tế bào trong tuyến tụy của bạn tạo ra insulin. Bệnh tiểu đường loại 1 thường được chẩn đoán ở trẻ em và thanh niên, mặc dù nó có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 cần dùng insulin mỗi ngày để duy trì sự sống.

Bệnh tiểu đường loại 2

  • Nếu bạn bị tiểu đường loại 2, cơ thể bạn không tạo ra hoặc sử dụng insulin hiệu quả. Bạn có thể mắc tiểu đường loại 2 ở mọi lứa tuổi, ngay cả khi còn nhỏ. Tuy nhiên, loại bệnh tiểu đường này thường xảy ra nhiều nhất ở người trung niên trở lên. Loại 2 là loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất.

Tiểu đường thai kỳ

  • Là đường huyết tăng cao ở một số phụ nữ khi họ đang mang thai. Thường thì đường huyết sẽ trở lại bình thường khi trẻ được sinh ra. Tuy nhiên, nếu bạn đã bị tiểu đường thai kỳ, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 sau này. Đôi khi, tiểu đường được chẩn đoán khi mang thai thực sự là bệnh tiểu đường loại 2. 
  • Và các loại bệnh tiểu đường khác

           Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

 

 

Bệnh tiểu đường tuýp 1

  • Có bố mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường
  • Có gene liên quan đến bệnh này

Bệnh tiểu đường tuýp 2:

  • Thừa cân
  • Tuổi càng cao, nguy cơ càng cao
  • Có bố mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường
  • Lười vận động
  • Bị đái tháo đường thai kỳ
  • Bị tiền đái tháo đường
  • Bị tăng huyết áp, cholesterol cao hoặc triglyceride cao
  • Buồng trứng đa nang ở nữ

TIểu đường thai kỳ:

  • Thừa cân
  • Trên 25 tuổi
  • Tiền tiểu đường
  • Từng bị tiểu đường thai kỳ
  • Từng có con sinh ra nặng trên 4kg
  • Cha mẹ hay anh chị em mắc bệnh tiểu đường loại 2


    Triệu chứng của tiểu đường

    Các triệu chứng bệnh tiểu đường khác nhau tùy thuộc vào lượng đường trong máu của bạn tăng lên. Một số người, đặc biệt là những người bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường loại 2, có thể hoàn toàn không có triệu chứng. Ở bệnh tiểu đường loại 1, các triệu chứng có xu hướng đến nhanh chóng và trầm trọng hơn.

 

 

Một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 là:

  • Khát nhiều
  • Tiểu nhiều
  • Đói nhiều
  • Sụt cân bất thường

Dấu hiệu gợi ý có ceton trong nước tiểu (ceton là sản phẩm phụ của quá trình phân hủy cơ và chất béo xảy ra khi không có đủ insulin)

  • Mệt mỏi
  • Cáu gắt
  • Nhìn mờ
  • Vết loét chậm lành
  • Nhiễm trùng thường xuyên, chẳng hạn như nướu răng hoặc nhiễm trùng da và nhiễm trùng âm đạo

 

(Nguồn  https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/symptoms-causes/syc20371444, 

https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/what-is-diabetes )

 

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
zalo