TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐA KHOA ONLINE TÁI TẠO SỨC KHỎE
Đăng ký tư vấn bác sĩ

Bệnh Gout là gì

 

Bệnh Gout (Gút) là gì?

 

 

Gút là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, do lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, gây ra bởi tăng acid uric máu. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa các nhân purin.  Không chỉ tổn thương ở khớp, mà tùy theo vi tinh thể urat bị tích lũy ở nơi nào mà bệnh có biểu hiện khác nhau, như hạt tô phi ở mô mềm, sỏi tiết niệu, bệnh thận do gút.

Nguyên nhân của gút

Acid uric máu bảo vệcơ thể chống lại quá trình thoái hóa bằng cách hoạt động tương tự chất chống oxy hóa. Nhưng khi nồng độ urat máu cao và trong các điều kiện nhất định sẽ kết tủa thành các tinh thể natri urat. Các tinh thể này lắng đọng trong bao hoạt dịch, dịch khớp, các mô, dẫn đến gút. Do đó, nồng độ acid uric máu cao và lắng đọng tinh thể urat có vai trò chính trong cơ chế bệnh sinh của gút. Tuy nhiên không phải tất cả tình trạng tăng acid đều dẫn tới gút.

 

 

Vì sao tăng acid uric máu?

  • Do ăn nhiều thức ăn giàu purin (uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin) như: thịt đỏ, nội tạng, hải sản, đồ uống có cồn, đặc biệt là bia…
  • Do các rối loạn về di truyền
  • Do tăng sản xuất hoặc giảm trải trừ acid uric hoặc cả hai:
    • Các vấn đề về thận
    • Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp, thalassemia
    • Ung thư
    • Sử dụng thuốc: lợi tiểu furosemic, lợi tiểu quai, thuốc điều trị ung thư,…

Bạn có nguy cơ bị gút cao hơn nếu:

  • Giới tính: nam, lớn tuổi
  • Bị béo phì
  • Suy tim sung huyết
  • Tăng huyết áp
  • Tiểu đường
  • Đề kháng inulin
  • Hội chứng chuyển hóa
  • Chức năng thận kém
  • Sử dụng một số loại thuốc như lợi tiểu
  • Uống rượu, ăn hay uống thức ăn chứa nhiều fructose, chế độ ăn giàu purin

Triệu chứng của gút

Cơn gút cấp thường được chẩn đoán trên lâm sàng bởi các biểu hiện đặc trưng:

  • Cơn gút cấp tính đầu tiên thường xuất hiện ở lứa tuổi 35-55
  • Cơn gút cấp có thể khởi phát sau một bữa ăn thịnh soạn, uống nhiều bia rượu, sau chấn thương, xúc động mạnh, dùng thuốc lợi tiểu…Thường xảy ra vào ban đêm và thường là ở khớp bàn ngón chân cái, khớp sưng, nóng, đỏ và rất đau, triệu chứng ngày càng dữ dội trong vòng 1-2 ngày rồi thoái lui.
  • Có thể có các triệu chứng toàn thân: đau đầu, mệt mỏi, đau bụng, táo bón, tiểu nhiều, tiểu dắt…

Hậu quả về lâu dài

  • Nốt tophi: thường ở vành tai, mỏm khuỷu, cạnh các khớp tổn thương, ở bàn chân, bàn tay, cổ tay, các gân. Kích thước có thể nhỏ hay rất lớn (0.05cm-10cm), một hay nhiều hạt, gồ ghề, ấn không đau.
  • Sỏi tiết niệu:do acid uric tích tụ ở thận tạo ra sỏi urat
  • Suy thận: do các vi tinh thể urat lắng đọng ở nhu mô và tháp thận
  • Tổn thương cơ xương khớp: nếu không điều trị hiệu quả, dần dầnkhớp, xương có thể bị hủy hoại, gây biến dạng vĩnh viễn.

Chế độ thích hợp cho bệnh nhân gút

Để giảm khả năng bùng phát tái phát cơn gút cấp, bệnh nhân nên:

 

 

- Hạn chế tiêu thụ một số thực phẩm giàu purin (ví dụ: thịt đỏ, nội tạng, động vật có vỏ, hải sản); tránh đồ uống có cồn (đặc biệt là bia) đồ uống có đường bằng xi-rô ngô nhiều fructose.

- Khuyến khích tiêu thụ rau quả và các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo. Các loại hạt, bột yến mạch, măng tây, đậu và nấm tuy giàu purin nhưng dường như không làm tăng nguy cơ.

- Uống đủ nước

- Vận động thể lực mức độ vừa đều đặn.

(Nguồn sưu tầm)

 

 

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
zalo